Tổ chức Sinh nhật và Đám kỵ trong Tháng Mười Một.

Tháng Mười Một 12, 2009

Tháng Mười Một năm này quả là đặc biệt.

November – Nước Đức người ta rầm rầm kỷ niệm 20 năm sụp đổ bức tường Berlin, tờ báo nhỏ nhỏ (không bằng LA Times) như tờ Người Việt ở Nam Cali còn cử phóng viên đi làm tin, tường thuật trực tiếp, ra số đặc biệt có hình ảnh anh lính Đông Đức nhảy rào, nằm trang trọng ở trang bìa ngon lành.

Cả Châu Âu, cả thế giới người ta đổ xô vào Lễ hội Tự do ở Đức để chiêm ngưỡng. Mừng sinh nhật 20 năm của trở lại Tự do, có nhạc  Rock, có pháo bông nổ chóe.

Tháng Mười Một – Nước Việt Nam xa xôi ở tận miền Đông Nam châu Á, có một buổi lễ kỷ niệm 92 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.  Mà cái này đúng là đám giỗ. Theo tiếng Huế miền Trung của nhà văn Huy Phương gọi là ngày kỵ. Kỵ  cái ông Cách Mạng Tháng Mười bị người ta đạp chết vì leo tường. Chết tức tưởi không một lời trăn trối.

Một sự kiện của người dân Châu Âu nhưng lại lưu vong lòng dòng qua Châu Á. Lê Nin, kiến trúc sư sao không thấy ai dòm vô một chút cho đỡ tủi cái ông Lê Nin cái coi? Tội nghiệp bác Lê Nin. Sống không khôn mà thác lưu vong.

Anh  Tố Hữu nhà mình đúng là tiên tri thật các bác nhể? Ông Lê Nin ở nước Nga, vậy mà bác ấy thấu thị cái số kiếp của ông Lê Nin cuối  cùng chỉ ở  Việt Nam mà thôi mới là khủng thế cơ chứ!

Thơ rằng:

“Ông Lê, Nin ở, nước Nga

Mà sao, em thấy, rất là, Việt Nam.”

 Mấy anh Tàu, Cuba, Bắc Hàn thua xa Việt Nam mình. Sao tụi nó không tổ chức làm đám kỵ  Cách mạng tháng Mười-Nga vào tháng Mười Một hoành tráng như nhà ta nhỉ? Tụi nó đúng là đồ vô ơn, quân “ăn cháo đái bát”.

CM

“Ông Lê, Nin ở, nước Nga. Mà sao, em thấy, rất là, Việt Nam.”

Không nhờ Cách Mạng Tháng Mười thì có mà suốt ngày chui đầu vào hãng, làm công nhân đóng tàu, phu khuân vác bến xe, hoặc mãi mãi là thành phần bần cố nông, đi ở đợ cho các nhà chủ… chứ làm gì được như hôm nay?

“Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười“.

Cảm động quá, hichic..

Vì vậy  mà không, không kỵ , giỗ gì đây hết. Phải gọi là lễ kỷ niệm cho nó chuẩn văn hóa. Nhờ ơn Cách mạng tháng Mười, mà ta vươn lên “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Từ tên bắt ếch mà thành nên ông.

Có lẽ mình nhờ có 4000 năm văn hiến nên làm cái gì cũng hên. Phải biết sống theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đúng theo kết tinh của tinh thần nhân văn, “hòa nhập mà không hòa tan”, đích thị cái này là đậm đà bản sắc Việt. Đỉnh quá chớ còn gì nữa!

Lễ kỷ niệm thì phải có diễn văn, trong đám kỵ thì cũng phải có cầu kinh, lần chuỗi hạt chứ:

Để kỷ niệm cái tinh thần triệt vĩ đại của cách mạng tháng Mười- Nga.  Trong bài kinh viết đăng trên trang nhà của báo Tạp chí CS điện tử, ông Tô Huy Rứa – Trung Ương Trưởng Tế, đã thành kính có đôi lời tâm huyết bằng những trích dẫn của những trí thức – học giả như thế này:

“Giôn Ken Gơn-brai, nhà kinh tế học Mỹ, giải thưởng Nô-ben đã nói trong cuộc đối thoại với Viện sĩ Men-chi-cốp của Nga: “C.Mác là một nhân vật quá lớn để chúng tôi có thể dành riêng C.Mác cho những người cộng sản”. Xtê-phan Mắc-ghên, Giáo sư Ðại học Ha-vớt của Mỹ viết trong bài báo về C.Mác, đăng trên “Nhật báo phố Uôn”, 12-1991: “Bằng sự phân tích có tính chất phê phán, C.Mác, một nhà nghiên cứu vĩ đại đã góp phần xác định chương trình nghị sự của thời đại. Các Mác vẫn đang tác động đến những tư duy hiện đại về lịch sử và kinh tế”. Mác Gôn-lơ, Tiến sĩ văn học và Thạc sĩ khoa học lịch sử, đảng viên Ðảng Xã hội Pháp đã nhấn mạnh: Người ta gặp một nguồn sáng chói lọi và ngợp đi trước tầm lớn lao và sự sâu sắc của tư tưởng Mác, trước sự vỗ cánh sáng tạo và say mê của một trí tuệ luôn luôn tự do, khiến cho các câu chữ của C.Mác được nâng cao bởi một nhịp điệu và một niềm rung cảm đặc biệt… Các Mác là người đồng thời không thể thiếu của chúng ta. Giắc-cơ Ðê Ri-đa, một triết gia hiện đại ở Phương Tây, có uy tín lớn ở Pháp và ở Mỹ, dù không phải là một người Mác-xít nhưng vẫn khẳng định sự cần thiết phải trở về với C.Mác. Ông giải thích rõ, không có tương lai nếu không có C.Mác, không có các di sản của C.Mác. C.Mác là nhà tư tưởng của Thế kỷ 21. Tầm vóc lớn lao của C.Mác và Chủ nghĩa Mác là ở sự kết hợp làm một sức mạnh của khoa học, cách mạng và nhân văn, nêu lên khát vọng cao cả giải phóng con người và loài người, xóa bỏ bóc lột, áp bức, nô dịch để vươn tới tự do và làm chủ. Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết như thế, nó không chỉ giải thích thế giới một cách khoa học mà còn cải tạo thế giới bằng cách mạng.”

Muốn đọc toàn văn bài kinh tế lễ thì ở đây:

Đọc lên mà không thấy phì cười mới là hay. Hehehe.. 

Thế đấy, trong một đoạn trích ngắn vài dòng so với bài viết dài ở trên, Rứa Ta đây đã tổng hợp một cách uyên bác  để đưa vào những nhân vật rất chọn lọc nhưng không kém phần phổ quát. Này, có nhà kinh tế học để minh họa làm giàu nhé, có giáo sư Harvard trong đây để thấy cái trí tuệ nhé, có thạc sĩ xã hội người Pháp để thấy cái tầm văn hóa nhé, có triết gia uy tín để khẳng định cái quan trọng của ý thức của thời đại nhé.

Vậy thì cả ba cái lĩnh vực then chốt kia nằm trong một ông Marx đa năng sao không xài? Trí thức thế giới đúng là dở hơi, nếu không nhìn nhận Việt Nam là đỉnh thì đúng là quân thiên vị.

 Nói theo như tinh thần trôi chảy của phát ngôn Bộ Ngoại Giao ta thì: Việt Nam có đầy đủ cơ sở lý thuyết, học thuyết, tinh thần hội nhập đi trước thời đại, để khẳng định là Việt Nam có khả năng làm kim chỉ nam cho thế giới về vận dụng sáng tạo tư tưởng Marxist- Leninist để tiến lên thế giới đại đồng.

Các ông kia nổi tiếng thế mà còn khẳng định lý thuyết của Marx là vĩ đại, Rứa ta đây cả một bụng Marx thì tầm nhìn “khoa học trên cả mọi khoa học” nổi tiếng hơn nhiều nhưng mà khiêm tốn thôi.

Để đó mà xem,  lúc đó thế  giới phải cần thiết trở về với Marx, thì người ta sẽ tìm đến Việt Nam mình, tìm đến Rứa ta mà học hỏi. Lúc đó ta tha hồ mà xây dựng Việt Nam bằng kinh tế tri thức nhá! Lúc đó thế giới sẽ nhìn về Châu Á chỉ duy nhất hướng về mô hình Việt Nam. Kỷ nguyên sắp tới là Kỷ nguyên Châu Á, và có thể xem là Kỷ nguyên Việt Nam. Tin đi, thế nhé!

Sau buổi lễ kỷ niệm hoan hô vỗ rát cả tay,  trong một góc nhà hàng ở Hà Nội. Rứa đại ca cùng các đại biểu khách mời, nâng li bia và cùng hô khẩu hiệu:  Zô Zô cái coi, lấy cái tinh thần cách mạng tháng Mười đi. Ơ cái anh này, bia mà uống như thế thì làm sao mà làm cách mạng? Tinh thần cách mạng là phải triệt để, làm hết trăm phần trăm cho khí thế xem nào. Có thế chứ, uống tốt lắm! Tốt lắm!

Bên kia trời Âu, nơi xuất phát cách mạng Tháng Mười Nga, và tại nước Đức- quê hương của Marx, dân chúng đổ ra đường để nhảy múa và chào đón pháo bông mừng lễ hội trở về với Tự do mà họ đã bị mất vì cuộc cách mạng Đỏ cách đây 92 năm.

(Hết tường thuật)

Đám kỵ, dù có bia bọt hoành tráng, hò hét diễn văn đến đâu cũng vẫn thấy buồn. Vì cái số phận chết lạnh, chết hắt hủi trong tủi nhục cô đơn không ai dòm đến.

Còn lễ mừng sinh nhật, dù có bị trời mưa, hoặc thời tiết xấu thế nào đi chăng nữa, cả đám đông Âu Châu tự do hò hét vui chơi, vẫn thấy sướng và rất chi là ROCK!

8Tê


Không tin mà lại vừa mừng vừa lo!

Tháng Tám 21, 2009

Hai ngày vừa qua, sau khi VTV cho phát đoạn ghi hình “nhận tội- khoan hồng” của 4 người hoạt động Dân chủ đã bị bắt trong thời gian vừa qua lên internet, thì hàng loạt các trang mạng đều đưa tin và có hàng ngàn các ý kiến trái ngược nhau bình phẩm về sự kiện này.

Nhưng báo chí trong nước (cùng ngày) không thấy đề cập đến vụ việc. So với vụ Lê Công Định hồi tháng Sáu vừa rồi khá ầm ĩ, ngoại trừ tờ báo ngành là các kiểu CA, thì lần này các nhà truyền thông nội địa rất thờ ơ, nếu không nói là “coi như không có gì xảy ra.”  Các tờ báo của hải ngoại thì nháo nhào cả lên, còn báo chí trong nước thì tình hình chính trị -xã hội rất là “ổn định”.

Nói thêm, cùng thời điểm này, TNS Hoa Kỳ Jim Webb sau khi đảo một vòng Miến Lào thì đến Việt Nam phở. Lác đác có một vài mẩu tin về chuyến đi ĐNÁ của ông này (Thanh niên, TTXVN…). Vì đi công cán, không đem theo vợ, nên ông Webb không nhận được sự nồng nhiệt quan tâm thuộc giới “cùng nghề” của bên ngoại cho lắm (ông Webb trước đây có làm báo). Truyền thông Việt Nam rất thích khai thác đề tài người Việt thành danh ở nước ngoài. Biết đâu, sự có mặt của bà Hồng-Lê, thì Webb phu quân cũng được tán thưởng nhiệt liệt cũng nên(?)

Đặc biệt cùng ngày, báo chí VN có đưa tin chống đối cái lưỡi bò Trung Quốc ở South China Sea. Mặc dù tin rất cũ, nhưng cũ người mới ta. Chưa có ai dám đưa tin này thì bây giờ ta đưa.  Báo cũ nhưng mà chưa đọc thì vẫn được xem là mới. Được mở cửa thả ra hít khí trời vậy thì tranh thủ mà quậy một chút, kẻo không thôi lại bị kêu đầu vào bi giờ.

Lại thêm một tin nữa tưởng là không ăn nhập gì nhưng vô cùng hệ trọng. Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh được Chủ tịch nước CHXHCNVN thưởng Huân chương. Tin này đưa trước tin công bố đoạn “nhận tội – khoan hồng”. Nói thêm, Tổng cục 2 do tướng Vịnh làm thủ trưởng, là người ghi công đầu phục kích “ổ dân chủ”.

Xa xa hơn chút nữa thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm mỏ bauxit. Trấn an Tướng Giáp vì đã lỡ hứa là  sẽ quan tâm đến bauxite, bây giờ có thời gian nên có đến thăm à nha! Khai thác hiệu quả, bảo vệ môi trường đúng theo xu hướng của Đảng ta là: cùng thế giới bảo vệ môi sinh toàn cầu nghe các chú!

Ôi dào! Thông tin thì nhiều, thấy có vẻ rời rạc, đọc rồi quên luôn bận tâm mà làm gì. Nhưng thử “nhiều chuyện ”, liên lạc  các sự việc trên với nhau cũng có thể cho ra điều thú vị.

Trở lại đoạn phim “nhận tội- khoan hồng”. Hầu như mọi ý kiến bênh vực khen chê đều nhắm vào 4 người Dân chủ. Nào là “chính trị salon”, “ngựa non háu đá”, “nhục nhã, mất hết khí tiết”… Nào là “ôi buồn, tiếc quá”, hoặc “hãy thông cảm” vì “CS tàn ác, tra tấn vậy ai mà chịu nổi”… Ôi thôi thôi, đủ mọi lời lẽ ta thán. Nhưng nghĩ lại thấy cũng lạ, nhà nước đã rộng lượng khoan hồng thế kia, sao nhân dân không mở lòng mà tha thứ cho các anh ấy nhỉ? Toàn là những ý kiến tập trung vào 4 diễn viên mà hiếm thấy những ý kiến nhắm vào anh nhà nước – đạo diễn tồi của đoạn phim truyền hình mà kịch bản viết rất ẩu.

Khi xem phim thấy ngờ ngợ là có vấn đề. So với đoạn phim Lê Công Định của tháng trước thì lần này phim có phụ đề, rút kinh nghiệm đợt trước thì camera có quét cận cảnh xuống bàn, không giấy tờ gì hết nhé! Nguyễn Tiến Trung tự nói, tự khai, Trần Huỳnh Huy Thức thì khuôn mặt rầu rầu có vẻ ra điều hối cải, Lê Công Định phần hai thì nội dung có khác với tập một. Thêm phần nghe lời xúi dại của mấy anh “Hai Kỳ”. Muốn làm muối mặt anh Webb – ông TNS được xem là khá cận thân với Tổng thống Obama, (nghe tin phong thanh đâu đó nói là ông tổng thống trong tương lai sẽ đi ĐNÁ mà không ghé Việt Nam). Lãnh đạo Việt Nam vẫn còn cay cú vụ Mc Cain thua trận bầu cử năm ngoái, lại dị ứng với mấy cái khẩu hiệu “change, change” của Obama… Xem ra Cộng sản nội địa và Cộng hòa hải ngoại cũng có điểm giống nhau: Ánh sáng thống nhất chập chờn ở cuối đường hầm chăng???

Hơn nữa đây cũng là dịp chơi xỏ lại ông Đại sứ Michaelak vì cái vụ âm thầm đi uống café mà không mời các  anh CA mấy tháng trước.

Chủ yếu đoạn phim này là đối nội không nhiều, mà nhắm vào đối ngoại. Đừng tin Nguyễn Sỹ Bình, đừng tin, đừng tin các lực lượng bên ngoài.

Thông tin bề mặt cho thấy anh “Tám Hùng Vương” muốn làm đẹp anh “Ba Tàu Hủ” nên chơi khăm anh “Hai Kỳ Đồng” một tý.

Cái phản ứng lưỡi bò thực ra là món quà quá date mà CPVN  tặng ông Webb mang về cho vợ để thể hiện cái văn hóa hiếu khách của người Việt Nam.

Điều mấu chốt cực kỳ quan trọng ở đây là làm sao mấy anh chính quyền đương thời thuyết phục được 4 anh Dân chủ kia nghe theo để thực hiện đoạn phim “nhận tội-khoan hồng”? Tất cả đều nhất nhật phục tùng, răm rắp làm theo, chỉ có điều là diễn sao cho sáng tạo nghệ thuật!?

Trong đám con đẻ bọc của anh Tám Hùng Vương chắc chắn sẽ có những người thích ăn Tàu Hủ, và có người khoái ốc Kỳ Đồng. Phe nào đang nắm thế chủ động?

Rõ ràng là 4 anh Dân Chủ khát khao ăn ốc một cách mãnh liệt, họ bị bắt và đang nằm trong tay ai? Theo tui thì họ (4 người) đang được các đồng chí hướng nhà mình chăm sóc chu đáo. Mừng cho họ đã “được bắt” để tránh cái nạn không bị hành hạ về thể xác. Phe Kỳ Đồng nhanh tay bắt những nhà cùng chính kiến để lập công qua mặt với các anh Tàu Hủ. Vì người cùng phe nên dễ dàng chấp nhận “Big Deal”.

Đây là 4 con Ace trong bộ bài chính trị của phe ốc Kỳ Đồng.

Xem ra tình hình diễn tiến đầy phức tạp. Phe Tàu Hủ sẽ tung chiêu gì đây? Kế tiếp chuyện gì sẽ xảy ra? Chỉ sợ một điều là 4 con Ace này dễ bị vô tác dụng bởi bản chất gian manh, láu cá của cả hai phe. Bởi vì Tàu Hủ hay Kỳ Đồng cũng đều là Cộng Sản.

Cho nên xem phim thì tui lại không tin mà lại có cảm giác vừa mừng vừa lo là vậy. Phức tạp quá!


Ngụ Ngôn thời Internet

Tháng Tám 7, 2009
Hình minh họa: Ngụ Ngôn_Babui

Hình minh họa: Ngụ Ngôn_Babui

 Thời còn đi học, thường được nghe kể và nghe giảng về chuyện ngụ ngôn. Ý nghĩa của câu chuyện luôn nằm ở câu cuối và một khi chuyện kết thúc thì được đặt câu hỏi là : Em rút ra được bài học gì?

Chuyện ngụ ngôn thì có từ nhiều nguồn và nhiều chuyện được nghe, được đọc cũng thú vị. Nhưng cũng lấy làm lạ là hầu như mọi người, mỗi khi nghe chuyện ngụ ngôn đều liên tưởng và nhớ đến “Ngụ ngôn Ê-dốp” và đặc biệt là câu chuyện “Con Cáo và Chùm Nho”.

Dưới đây là 3 câu chuyện ngụ ngôn đọc được từ diễn đàn X-CÀ ( mong là không đụng hàng Ê-dốp), copy về bày trên phố Bolsa cái chơi.

Ngụ ngôn 1:

 Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:

 – Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?

 – Tất nhiên, tại sao lại không. – Quạ nói.

Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

 Bài học rút ra: Để được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

 Ngụ ngôn 2:

Vịt nói với Heo : – Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức.

 – Vậy thì ăn phân của tôi đi. -Heo khuyên.

Vịt rỉa phân của Heo và thấy thực sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất.

Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân Heo nữa, Vịt nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, chú Vịt đã lên tới ngọn cây.

Không lâu sau đó, chú Vịt bị một anh thợ săn bắn rơi.

Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

Ngụ ngôn 3:

Chim non đang bay về phía Nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Khi nó đang nằm bất tỉnh trên mặt đất, thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó.

 Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng kêu lên vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy.

 Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim non ra rồi ăn thịt.

Bài học rút ra:

 1) Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.

 2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.

 3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.  

 Chúc cuối tuần vui vẻ.


Tàu phò và phò Tàu

Tháng Tám 3, 2009
Quyết tâm bảo vệ lãnh hải của chúng mình. Hehehe.. 

Quyết tâm bảo vệ lãnh hải của chúng mình. Hehehe.. 

Hôm nay đọc được cái mẩu tin mà thấy tức cười, cái này đích thực là “LẠ” 100%.

Nhân kỷ niệm lần thứ 45 năm ngày chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, chiều 3/8, tại Cửa Lục, Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh, Quân chủng Hải quân tổ chức tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã chiến đấu anh dũng và hy sinh làm nên chiến thắng trận đầu ngày 2/8 và 5/8/1964.

Đêm 31/7/1964, tàu khu trục Ma-đốc thuộc biên đội xung kích 77, hạm đội 7 của Mỹ ngang nhiên xâm phạm vùng biển nước ta. Ngày 2/8/1964, 3 tàu phóng lôi là 333, 336, 339 – phân đội 3, đoàn 135 do Phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng tàu 333 Nguyễn Xuân Bột chỉ huy đã chiến đấu anh dũng, mưu trí đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc ra khỏi vùng biển miền Bắc.

Những chiến công xuất sắc trong trận chiến đấu ngày 2 và 5/8/1964 đã mở đầu cho trang sử chiến đấu và chiến thắng của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đọc nguyên bài thì ở đây:

Ngày xưa chắc chắn lực lượng Hải QuânVN không được trang bị xịn  như bây giờ mà còn dám chơi cả hạm đội 7 của Mỹ.

Ngày nay Hải Quân có ra-đa định vị tối tân, vậy mà mỗi một cái tàu cỏn con lại xác định không được ? Hehe..

Có lẽ ra-đa mua từ hàng của anh Tàu phò nên không có work? Hay là ra-đa “made in China” này nhận ra  tàu đồng hương nên hiện lên chữ báo động : “Tàu LẠ!!!”

Vậy  cứ thế, các anh HQ nhà ta theo máy mà báo cáo về cho lãnh đạo, rồi lãnh đạo cũng như máy mà truyền xuống, rồi báo chí cũng in theo như máy: Tàu LẠ!!!

Máy móc thì hàng Tàu phò, và con người thì phò Tàu.


Ba chàng…

Tháng Bảy 18, 2009
Thong dong xuống phố Bolsa (Thanh Nguyên, Hạo Nhiên, Hiếu Quách)

Thong dong xuống phố Bolsa (Thanh Nguyễn, Hạo Nhiên, Hiếu Quách)


Học Văn – Đọc Văn và Thi…“Văng mạng”

Tháng Bảy 17, 2009

Hàng năm, cứ đến mùa thi thì sĩ tử 3 miền sau những năm tháng miệt mài “văn ôn võ luyện” trong các lò luyện thi tốc hành, trong các xưởng mộc “đóng tủ”… đã đến lúc xuất chiêu. Đây là những chiêu siêu văn chương được lượm lặt, sưu tầm trên các võ đài trường thi ở ba miền với nhiều thành phần các cấp như: tốt nghiệp cấp 2, tú tài cấp 3, đại học chữ to ở Việt Nam.

Dưới đây là những đoạn trích mà 8Tê xin được giữ nguyên văn cảnh cũng như ngữ cảnh để mọi người thưởng thức những “áng dăn tàu hủ”:

Những đoạn phân tích về Mỵ  trong “Vợ chồng A Phủ” tác phầm của nhà văn Tô Hoài

Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

– “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

– “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Tô Hoài kết  bạn với Nam Cao thì râu ông nọ cắm cằm bà kia là chuyện thường xảy ra giữa Chí Phèo – Bá Kiến và nhân vật Thống lý Pá Tra:

Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm… (nhầm với hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).

Có một thí sinh tỏ ra rất bức xúc khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.

Em khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa… (“mượn” câu trong Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).

Còn cuộc tình của Mị được một thí sinh kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời

Không biết đoạn này các sĩ tử nói về nhân vật nào của bác tác giả nào, và giám khảo nào đọc xong đoạn văn này mà hiểu được các em muốn nói gì. Nhưng  thấy đoạn này rất ư là đáng nhớ nên tôi cũng trích:

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

Nhà thơ Quang Dũng mà đội mồ sống lại cũng phải cười khà vì những phân tích theo kiểu thế này

“quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”.

“Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

Văn học sử đầy tính hài hước của các cô tú cậu tú của thế kỷ 21. Không phân biệt được vua Khải Định, nhà văn Nguyễn Khải hay ông Đỗ Khải nào đó  khi trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của truyện ngắn Vi hành có những thí sinh viết như sau:

“Đỗ Khải sang Pháp du học và dự cuộc đấu xảo bò tót”… “Nguyễn Khải sang Pháp dự cuộc đấu xảo và thử nghiệm nghiên cứu sinh”… “Nó sa đà vào những cuộc chiến vô bổ nên đã bị Nguyễn Ái Quốc sáng tác bài Vi hành để lột mặt nạ”.

Cũng có nhiều đoạn văn của thí sinh mà người chấm không hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông.

Em khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạn khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm…

Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này:

Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.

Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, thí sinh đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay… Ông đã mơ ước thay cho nhiều người…

Có các thí sinh còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn sự sáng tạo thi ca được đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này:

Làm sao định nghĩa được chữ “mi”.

Có khó gì đâu mà hỏi kỳ.

Hai đứa gần nhau rồi sát lại.

Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.

 

Và có thêm đoạn kinh cầu Bonus đầy sự tâm tình chân thật như trong một diễn đàn giải đáp thắc mắc, nhờ tư vấn của cô Yến Tuyết, Oanh Thơ:

“Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

– “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.

 “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy. Một thí sinh than thở: Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá

Phần Văn chương đối đáp lượm liền và cười rớt nước mắt:

Đề 1: Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:

“Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”

Đề 2: “Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều”.

Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết:

“… Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm “thất điên bác đảo” cả giới “hậu bối” chúng ta …”

Đề 3: “Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?”

Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết:

” Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa…. Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”

Đề 4: “Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.”

Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú nhuận, có đoạn đã viết:

“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi….”

Đề 5: “Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?

Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết :

“Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ..”

Ðề 6: “Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều”


Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: “… Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, ” thân mười thước”- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! “

Đề 7 : “Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?”

Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: “Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta”

 

Đề 8: “Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân”

‘Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng…. mẹ.”

Đề 9: “Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao”

Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam – Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98… Thử hỏi con người “tài không cao, phận thấp, chí khí uất” sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm – không “Đời thừa” sao được ?
Đề 10 : “Sau khi đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu ?”

Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết:

” Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập , nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt…”

Đề 11 : “Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ” (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:

“người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy… Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn”

Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:

“…Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhien nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết… Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có…”

Đề 12: “Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

“Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa.

Cuối cùng, 8 Tê tui xin mượn câu thơ được chế tạo của một thí sinh để kết thúc phần sỉ tử văn đàn trường thi có một không hai và thường xuyên xảy ra tại Việt Nam mỗi khi mùa hè về, và mùa thi lại đến.

Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu.

 Nguon: baovietnam (thanhnien, tuoitre, vietnamnet, vietbaovn, evan)

 


Like teacher like student

Tháng Bảy 16, 2009

Người ta gọi cái này là xứng thầy xứng trò đó!

Thầy nào...

Thầy nào...

...Trò nấy!

...Trò nấy!


Bolsa được tặng thơ

Tháng Bảy 14, 2009

 BolsaPhốrùm giới thiệu đến mọi người một vị khách đặc biệt đó là Thi sĩ, Nhà báo tự do, một Càféien, Tay nhậu vỉa hè Saigon: Trần Tiến Dũng. 8Tê tui nhớ vào mùa hè cách đây 2 năm, anh Dũng nhân một chuyến đi tham dự Hội nghị, giao lưu đọc văn gì đó giữa Việt Nam và Mỹ, qua ở bên miền Đông Hoa Kỳ một thời gian, xong việc sau đó anh Dũng rớt xuống Little Saigon tìm uống cho được café vỉa hè Bolsa, ghé thăm những người bạn quen biết…  rồi nhậu ở quán Đại Hàn – Gađầngô, và nhân dịp đó có đọc tặng anh em trong và ngoài NV một bài thơ.

Trong thời gian ở chơi ngoài việc  thăm thú, uống càfé vỉa hè, lai rai… thì tui có đưa anh Dũng đi uống càfé GiáVũ nổi tiếng của thủ đô Việtnamese réfùjiii. Anh Dũng nói: Ừ! Cái này coi bộ được. Hehehe.. Đúng là Miền Tây Cực Lạc.

Đặc biệt, anh em bạn bè quen biết ở Bolsa nhân cơ hội có Thi sĩ Dũng nên đã tổ chức một chuyến cắm trại trong rừng ở Big Sur, phải nói là rất đã, cảm ơn bạn 8G ( AKA Ghê ở Thái), người đã tổ chức chuyến đi hài lòng nhiều người, trừ một người. Ghê muốn biết thì chờ người đó còm-măng. Hihihi..

Một vài tấm hình ở Big Sur:  (3 pix)

Nhậu... những đêm không ngủ

Nhậu... những đêm không ngủ

Giữa chốn trần gian lạc một nàng...

Giữa chốn trần gian lạc một nàng...

Một trong nhiều vụ tai nạn trên đường Main

 

Nh: Nhiên, Giao, Thanh, Trọng, Thành, Liêm…

Những người bạn trẻ vỉa hè Little Sài Gòn

Bánh xe cán chết

                một hàng đinh nhựa trên đường

thành phố Garden Grove trở nên trong suốt

giấc mơ về Việt Nam treo trước mắt thấy ghét

 

chiếc xe sẽ biết cách vào khu Bolsa

cái đen đá sẽ ngồi vào bàn được phép hút thuốc lá

happy với việc làm lau chùi rest-room

khoe chiếc camry giá một ngàn

thủ dâm với nội dung mẩu quảng cáo: “Các anh trai sau

         ngày làm việc muốn vui vẻ – thư giãn xin gọi cho Hương…”

 

có thể ngày mai khu Bolsa không còn bàn cầu nào để chùi

cỏ và cây cảnh từ ngoài đường, vườn riêng sẽ tự đi vào barber shop

có thể ngày mai đó là ngày thứ hai tuần sau

những dĩa thịt chó từ ký ức, bill tiền nhà, tiền điện thoại

                                từ hòm thư cùng bay lượn trước kính xe

thứ hai tuần sau phượng tím vẫn y nguyên màu tím

 

 

có lúc muốn đụng chết cây phượng tím

có lúc định cán chết màu tím tuyệt đẹp ở góc đường Main

 

không ai hẹn rằng mười năm nữa sẽ khóc

chỉ là mười năm nữa sẽ về Việt Nam nhậu, chơi

và thăm Má

không ai nói rằng sẽ về để kể chuyện

                                          màu tím tuyệt đẹp ở góc đường Main

 

 

màu tím gió sáng đặt vào mắt

màu tím bóng tối đặt vào đầu

màu tím rơi xuống như một thứ dầu dính nhầy níu giữ

màu tím đẹp đến quá hớp

mà tím cứ tử tế mà tím cứ im lặng

phượng tím ở đường Main đẹp đến thấy đường về

 

ai về thì cứ về trước khi bánh xe cán chết ký ức cũ.

 

 

chiếc xe sẽ biết cách vào khu Bolsa

cái đen đá sẽ ngồi vào bàn được phép hút thuốc lá

bầu trời Nam Cali mỗi sáng mát trơn như

                     một người đàn bà từ bồn tắm bước ra thơm hết sẩy

 

 

không xe nào đụng chết được cây phượng tím

không ai đụng chết được màu tím tuyệt đẹp ở góc đường Main

 

Thôi thì cũng gọi: nhà thơ!

Thôi thì cũng gọi: nhà thơ!

6/ 2007

Gió thổi trên đồi chiều Chủ Nhật/ Những chàng trai 'chẻ' tuổi 'băm băm'...

Gió thổi trên đồi chiều Chủ Nhật/ Những chàng trai 'chẻ' tuổi 'băm băm'...


CHUYỆN KỂ TRÊN XE CỦA BÁC 8L

Tháng Bảy 11, 2009

 

Nhớ hồi trước, bác 8L còn cư ngụ ở Chú Tiểu Saigon, mọi người hay kéo nhau ra biển dạo đêm. Bác 8L là người luôn luôn chủ động cù rủ, móc nối anh em thực hiện cái vụ hứng gió khuya này.

Không bao giờ cầm tài, vì vậy khi ngồi trên xe, bác 8L thường hay kể chuyện vui dạng talacu để làm quà cho mọi người và anh tài xế.

Tui có nhớ hai chuyện, và mỗi khi nhớ lại thì cứ cười hoài. Và đặc biệt là nhớ cái lối kể chuyện rất khá là duyên của bác 8L. Ghi ra đây ý mất ý còn, bác 8 nào nhớ thêm ý nào thì còm vô cho thêm phần full set!

 

 

1. Bao giờ tới chủ nghĩa cộng sản

 

Thời kỳ mà Brezhnev đang còn làm TBT ĐCS Liên Xô, ổng nghe đồn ở vùng Siberi  xa xăm có một  bà thầy bói rất nổi tiếng, đoán gì là nói trúng phóc cái đó. Mặc dù CS theo chủ thuyết vô thần, không tin mê tín dị đoan, nhưng giữa Mạc Tư Khoa vẫn nghe câu hò bà bói nên ông vẫn đến coi thử xem sao. 

Khi đến nơi, ông vào đề một cách ngắn gọn, không dài dòng như các lời dẫn trong các bài diễn văn mà ông đọc trong những lần Đại hội Đảng thường kỳ.

– Tôi hỏi bà một câu được chứ? Brezhnev nói.

– Đa, thưa ông Tổng Bí thư. Bà thầy bói trả lời.

Cười mím chi, ông hỏi:

– Bao giờ thì chúng ta mới xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản?

Đăm chiêu trong giây lát, bà bói rụt rè trả lời:

– 18 cây số.

Ông quát lên:

– Cái gì?

– Dạ, mười-tám-cây-số, thưa ông.

Bực mình vì không nhận được câu trả lời vừa ý.  Brezhnev liền quay về Mạc Tư Khoa và ra lệnh cho quân đội đến bắt bà thầy bói.

Tiên tri được mọi chuyện, bà thầy bói biết được thế nào cái ngày này cũng sẽ xảy ra. Bà đã chuẩn bị một phong bì trong đó có ghi lời giải thích cho ông Brezhnev với một đáp án hết sức cặn kẽ:

” Thưa ngài TBT kính mến, trong bộ “Lenin toàn tập”, tập 24, xin ngài vui lòng giở đến trang 310, sẽ thấy Lenin bảo: “thực hiện thành công mỗi kế hoạch năm năm là một bước tiến tới Chủ nghĩa cộng sản.””

 

 

2. Sợ xếp hàng

 

Ceausescu là một lãnh tụ độc tài khét tiếng của nước CHXHCN Rumani. Dân Rumani rất sợ nhưng ai cũng ghét ông này.

 

Trong một cuộc họp tổ dân phố, một anh bác sĩ ngồi cạnh bên anh công nhân làm trong xưởng lắp ráp ô-tô, hai anh trò chuyện với nhau. Anh bác sĩ thì thầm hỏi:

– Ê, Daihatsu, anh có muốn Chủ tịch Ceausescu tự nhiên lăn đùng ra chết không?

 

– Dĩ nhiên là có.

 

– Thế anh có hồ hởi đi đưa tang ông ta không?

 

– Cố nhiên! Anh Daihatsu lộ vẻ mừng rỡ trả lời.

 

Sau này, hệ thống XHCN ở Đông Âu tan rã, kéo theo sự sụp đổ của nước Rumani XHCN, chủ tịch Ceausescu bị tử hình và rất nhiều người có thân nhân đã từng là nạn nhân của ông ta, nên họ có cơ hội nguyền rủa ông chủ tịch này.

 

Một hôm, anh công nhân lắp ráp ô-tô Daihatsu gặp một đám đông người kéo nhau đi lũ lượt, bắt gặp anh bạn bác sĩ cùng khu phố. Lấy làm lạ anh hỏi:

– Anh bác sĩ, anh đi đâu đấy?

Lần này, anh bác sĩ hồ hởi trả lời:

– Oh, tụi này kéo nhau đến ỉa trên mồ của Ceausescu.

 

– Chắc anh cũng đến ỉa lên mồ ông ta chứ? Bác sĩ hỏi lại.

 

Một cách cương quyết, anh công nhân trả lời:

– Không, cái đó thì tôi không.

 

– Tại sao?

 

– Đụ mẹ! Tao ngán trò xếp hàng lắm rồi!

 

 

                    CHUNG

 

8Tê chấp bút.

KemĐánhRăng: Chuyện hài hước đầy chất trí tuệ, nhưng phải qua giọng kể của 8L Đi-Xi mới cảm được cái dí dỏm và thông minh trong lối nhấn mạnh từ của “dân dật” này. Đặc biệt là câu cuối của chuyện thứ hai. Nghe nó đã!!! Hahaha…


Ma-nhi-fex-tô cho BolsaPhốrùm

Tháng Bảy 10, 2009

Chào các anh chị ,

Ngồi buồn không biết làm chi

Đi vô gõ lốc như ri cho hết buồn.

 

Đây là bờ-lốc được tạo ra cho mọi người cùng vào đây chuyện trò. Bất kỳ ai mà tự nhiên thấy  vui vui buồn buồn về chuyện ngoài đường vô chuyện trong  nhà. Chuyện liền ông cho tới chuyện liền bà, chuyện tà tà nói dài thành chuyện bận rộn. Chuyện lộn xộn nói riết cũng thành ngay. Chuyện loay hoay đi làm rồi quay qua chuyện chợ búa. Chuyện nghe lúa lúa nhưng nói mãi cũng có người mê. Chuyện con kê dông dài qua con ngỗng, chuyện hổng có dở bảo đảm có người nghe. Chuyện kể giọng lè nhè là chuyện trong quán nhậu…

Chuyện trên trời, chuyện dưới đất, và nhất là chuyện của Bolsa… Bất kỳ ai mà có chuyện gì có thể nói được, chia sẻ được, và thấy hứng hứng thì mong mọi người chạy vô đây xả xú báp.

Thớt của bờ lốc là: bolsaforum.wordpress.com

User name: i-meo

Password là: i-meo

 Có được user name, pssw rồi thì mọi người cứ tự nhiên vào post bài lên trang chủ, anh chị em nào chậm chân thì chịu đứng ngoài mà còm.

Rất mong mọi người hưởng ứng!!!

Ai nhanh tay gõ lẹ, có bài thì tem cái coi đêêêêêêêê!